Nguyên nhân gây mụn

Từ xưa tới nay, những nguyên nhân gây mụn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong vấn đề làm đẹp của các nàng (và có khi là cả các chàng nữa). Nhưng ít ai biết rằng, ngoài nguyên nhân từ bên trong ra, thì phần lớn nguyên nhân lại do những thói quen thương ngày ít ai để ý. 

Mụn là gì?

Mụn là một trong những bệnh da liễu do rối loạn hormone và tuyến nhờn dưới da. Bao gồm một hay nhiều khối u nhỏ bất thường nhô lên khỏi bề mặt da có thể gây đau, sưng tấy hay làm đỏ vùng da bị mụn.

Mụn xuất hiện ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể nhưng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến vẻ đẹp thì là mụn ở mặt, mụn lưng, mụn vai, mụn ngực…

Tóm lại khi mụn xuất hiện trên da sẽ gây mất thẩm mỹ, nếu để lâu năm mà không có phương pháp điều trị mụn sớm sẽ dễ để lại sẹo rỗ, ảnh hưởng đến sắc đẹp, tinh thần cũng như trong giao tiếp của bạn.

Nguyên nhân gây mụn

mun trung ca nguyen nhan va cach khac phuc

Tham khảo thêm: IPEEL ĐẶC TRỊ MỤN VIÊM – MỤN MỦLIỆU TRÌNH PHỤC HỒI DA SAU MỤN

Các yếu tố thuận lợi gây mụn 

Lỗ chân lông bị bít tắc

Đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến mặt bạn bị nổi mụn là do các tế bào chết, bã nhờn và bụi bẩn bị kẹt lại trên nang lông mà không được làm sạch hoặc chăm sóc đúng cách, chúng có thể khiến lỗ chân lông da bị tắc nghẽn và gây ra mụn. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến việc lỗ chân lông bị bít tắc:

  1. Không làm sạch da thường xuyên: Làn da chúng ta hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, khói bụi từ môi trường xung quanh, mồ hôi, bã nhờn tích tụ trên da mặt sau một ngày dài có thể gây ra tình trạng bít lỗ chân lông nếu bạn không chú ý làm sạch da thường xuyên.làm sạch da với sữa rửa mặt vừa loại bỏ được dầu thừa, bã nhờn, bụi bẩn trên da, vừa mang lại cảm giác thư giãn, tươi trẻ. Vì thế, bạn nên tập thói quen chăm sóc da mặt mỗi ngày 1 đến 2 lần tùy thuộc vào loại da mặt và mức độ hoạt động trong ngày của bạn. Tuy nhiên, với những bạn phải thường xuyên trang điểm, nếu chỉ rửa mặt sẽ không đủ làm sạch da vì thế các bạn cần thêm bước tẩy trang để làm sạch sâu, loại bỏ cặn phấn, dầu thừa bám sâu bên trong lỗ chân lông giúp da thông thoáng, hạn chế nguy cơ gây mụn.
  2. Dùng kem dưỡng ẩm không phù hợp:
    • Kem dưỡng ẩm đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc làn da bị bít lỗ chân lông vì chúng có thể giúp nới lỏng dầu và đẩy chất bẩn tích tụ khỏi da. Tuy nhiên, nếu bạn chọn loại kem dưỡng ẩm có thành phần không phù hợp với làn da của mình thì tình trạng bít lỗ chân lông da vẫn có thể xảy ra.
    • Kem dưỡng ẩm thường có chứa 2 chất với tỷ lệ khác nhau:
      • Chất cấp ẩm: Dùng các thành phần như dầu tạo ra một lớp bảo vệ trên da.
      • Chất hút ẩm: Hyaluronic Acid (HA) có tác dụng giữ nước cho tế bào da
    • Nếu da mặt bạn là da dầu thì nên ưu tiên dùng kem dưỡng ẩm có hàm lượng chất hút ẩm cao, nếu dùng kem dưỡng ẩm có hàm lượng chất cấp ẩm cao thì sẽ càng tăng dầu cho làn da và khiến da bị bít lỗ chân lông.
  3. Không tẩy tế bào da chết
    • Các sản phẩm tẩy tế bào chết có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, tế bào da chết, dầu thừa tích tụ trên da mặt giúp lỗ chân lông thông thoáng. Vì thế, nếu da mặt bạn có nhiều bụi bẩn, tế bào da chết tích tụ mà bạn quên không tẩy da chết định kỳ thì sẽ làm tăng tình trạng tắc nghẽn và bít lỗ chân lông da.
    • Nếu bạn sở hữu da nhạy cảm thì chỉ nên tẩy da 1 lần/tuần. Các loại da khác có thể tẩy tế bào chết 2 lần/tuần và tối đa là 3 lần.
  4. Không làm sạch dụng cụ trang điểm
    • Bộ cọ trang điểm và miếng bông trang điểm cũng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn và bụi bẩn gây bít lỗ chân lông
    • Nếu không làm sạch dụng cụ trang điểm cũng có thể khiến lông cọ trang điểm khô và cứng gây kích ứng da của bạn.
    • Các chuyên gia làm đẹp khuyên bạn nên làm sạch dụng cụ trang điểm 1 lần/tuần tuần/lần
  5. Ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời
    • Mặc dù ánh nắng mặt trời luôn được xem là nguồn cung cấp vitamin D rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng quá lâu mà không che chắn cẩn thận hoặc bôi kem chống nắng thì tia nắng sẽ gây nguy hại cho da như đứt gãy sợi collagen, nếu da không đủ collagen thì sẽ bị chảy xệ, tạo cơ hội cho bụi bẩn và bít lỗ chân lông da.
    • Ánh nắng mặt trời còn làm tăng nguy cơ phát triển các đốm đồi mồi, sạm da hoặc gây ung thư da.
    • Để phòng tránh những tác hại của ánh nắng, hãy lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp với da mặt của bạn. Nếu da bạn là da dầu ( da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh) nên da thường xuyên bóng nhờn. Vì thế bạn nên chọn loại kem chống nắng hóa học có kết cấu sản phẩm mỏng, nhẹ, thành phần không chứa dầu (dạng sữa hay gel đều được) để giúp lỗ chân lông thông thoáng.
  6. Do tính chất công việc và môi trường làm việc
    • Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, hay phải làm ca đêm,… chẳng những gây bít lỗ chân lông mà còn khiến da bị lão hóa sớm.
  7. Không vệ sinh vỏ gối nằm thường xuyên
    • Vỏ gối và ga trải giường dễ dàng tích tụ bụi bẩn và tế bào da chết và chúng sẽ bám vào da mặt bạn khi ngủ, gây bít lỗ chân lông da và xuất hiện các vết thâm.
    • Nếu bạn bị bít lỗ chân lông da, ngoài việc nghĩ đến phương pháp chăm sóc, điều trị thông thường, hãy thử cân nhắc đến việc vệ sinh tổng thể phòng ngủ, giường ngủ, chăn ga và vỏ gối thường xuyên hơn.
  8. Để tay tiếp xúc mặt nhiều lần trong ngày
    • Trong một ngày chúng ta chạm và tiếp xúc với vô số đồ đạc có nguy cơ dính nhiều vi khuẩn, mầm bệnh như tiền, tay nắm cửa, nhà vệ sinh, … Sau đó chúng ta lại chạm tay vào mặt và vô tình truyền vi khuẩn, chất gây dị ứng… từ tay sang da mặt khiến da bị bít lỗ chân lông.
    • Cách tốt nhất để tránh đưa vi khuẩn từ tay sang da mặt là rửa tay ngay sau khi cầm nắm các vật dụng (tốt nhất là với xà phòng diệt khuẩn)
  9. Thường xuyên áp mặt vào điện thoại
    • Điện thoại cũng là một trong số các vật dụng có chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn do bề mặt chúng thường được đặt trực tiếp trên bàn ghế hoặc trong túi áo quần, túi ví… nơi dễ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn và thế là vi khuẩn được truyền sang da mặt làm lỗ chân lông da bị bít tắc gây mụn dọc hai bên mặt
    • Nếu công việc của các bạn phải nói chuyện nhiều thường xuyên trên điện thoại thì nên vệ sinh điện thoại của bạn ít nhất 1 lần/ngày để giảm nguy cơ bị mụn.

20201208 mun boc mu 1

Tham khảo thêm: LIỆU TRÌNH PHỤC HỒI DA SAU MỤN

Thói quen nặn mụn

  • Thói quen nặn mụn sẽ gây tổn thương và làm các vi khuẩn trên tay, dụng cụ dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm da, lỗ chân lông to, thậm chí tạo nên nhân mụn khác. Mụn này nặn xong vết thâm còn chưa hết mà hàng loạt mụn lớn nhỏ mọc lên.
  • Khi bị mụn, hãy hạn chế chạm hay tiếp xúc tay vào nốt mụn mà nên để chúng tự khỏi. Nếu tình trạng mụn không khỏi, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Do rối loạn tiêu hóa (táo bón)

Đa số mọi người ai cũng đã từng một vài lần bị táo bón. Ngoài các triệu chứng khó chịu và nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe như đầy hơi, chán ăn, mệt mỏi, gây bệnh trĩ hay tắc ruột… táo bón còn có tác hại đối với làn da, nó khiến da sạm đen, nổi mụn

Vì sao táo bón lại gây mụn

  • Cơ thể của chúng ta tiếp nhận các độc tố trong quá trình ăn uống, tiêu hóa và trao đổi chất hàng ngày. Các độc tố sẽ được gom lại và đào thải ra ngoài theo đường bài tiết. Khi bạn bị táo bón khiến việc đào thải chất cặn bã qua trực tràng bị ngưng trệ vì vậy cơ thể tiếp tục cố gắng loại bỏ độc tố qua con đường vận chuyển thứ 2 đó là da.
  • Độc tố qua da sẽ làm làn da xuống sắc, kém tươi tắn và tính chất acid của độc tố làm da bị viêm, nổi mụn.

Đổ mồ hôi nhiều

Mồ hôi nhiều tạo điều kiện cho mụn trứng cá hình thành, mồ hôi cùng với bã nhờn, bụi bẩn và tế bào da chết sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn

Hút thuốc lá

Trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế về Da liễu phát hành năm 2017, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị mụn trứng cá do bít lỗ chân lông da cao gấp đôi so với những người không hút. Thói quen hút thuốc cũng làm tổn thương da do mức đàn hồi của da bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

da mun

Nguyên nhân gây mụn

Vi khuẩn P.acnes (Propionibactecrium acnes)

  • Vi khuẩn kị khí P.acnes (Propionibacterium acnes) trú ngụ sẵn trên hệ vi khuẩn của da nhưng không gây hại gì cho da, khi lỗ chân lông quá bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P.acnes sinh sôi phát triển.
  • Da của chúng ta có cơ chế tự bảo vệ, khi thấy có vi khuẩn tấn công thì bạch cầu ở trong da sẽ chạy tới đó đánh nhau với vi khuẩn nên hình thành phản ứng viêm và dẫn đến mụn viêm như mụn mủ, mụn bọc, mụn nang. Trong trường hợp khi bạch cầu hết, tức là vi khuẩn P.acnes tiếp tục sinh sôi phát triển, khiến các nốt mụn lây lan nhanh trên da.

Cơ địa (di truyền)

Gen di truyền quyết định nhiều đặc điểm khác nhau của cơ thể bao gồm cả mụn trứng cá. Viêm là nguyên nhân gốc rể gây mụn trứng cá, Ở những người có làn da nhạy cảm thì cơ thể dễ phản ứng với các tác nhân bằng cách tạo ra phản ứng viêm. Đây chính là điều mà chúng ta không thể kiểm soát và được chi phối bởi gen di truyền.

Rối loạn nội tiết tố

Lứa tuổi dậy thì, trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay tiền mãn kinh có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến hoạt động của các tuyến dầu thay đổi làm gia tăng bã nhờn. Từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng bít tắc lỗ chân lông, viêm đỏ và kết quả là mụn nội tiết xuất hiện.

Stress

Khi chúng ta bị stress thì hệ thần kinh bị tác động làm rối loạn nội tiết tố, tăng tiết mồ hôi, tăng hoạt động của tuyến bã nhờn làm da bị nổi mụn và làm nặng hơn tình trạng mụn đang có sẵn.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc ngừa thai hoặc các thuốc điều trị bệnh mà bản chất của nó là thuốc nội tiết, khi uống vào cơ thể thuốc sẽ ức chế các hormone gây rối loạn nhẹ và điều này khiến cho các tuyến bã nhờn dưới da tăng sinh gây mụn.

Do kích ứng

Với một số thành phần trong mỹ phẩm dưỡng da hay sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid.

  • Các loại mỹ phẩm có chứa corticoid bôi lâu ngày trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất khả năng đề kháng, da mỏng dần, da rất dễ bắt nắng, ngứa và ửng đỏ. Bên cạnh đó mụn, nám da xuất hiện và ngày càng lan rộng.
  • Nếu bạn có làn da nhạy cảm, lời khuyên nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa các thành phần sau: talc, retinol, alcohol, oxybenzone, parfum, paraben, hydroquinone, methylisothiazolinone… giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ kích ứng da.

Điều trị mụn hiệu quả tại trung tâm thẩm mỹ

Tham khảo thêm: ĐIỀU TRỊ MỤN BẰNG TIA PLASMA

Gan yếu (bài tiết độc tố kém)

  • Gan là một cơ quan rất quan trọng của cơ thể, nó thực hiện trên 500 chức năng khác nhau trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là giúp chuyển hóa và đào thải những độc tố ra ngoài cơ thể
  • Gan yếu nổi mụn là tình trạng mẩn trên da do suy giảm chức năng gan gây ra. Khi gan không chuyển hóa và thải được chất độc thì các chất độc sẽ tích tụ dẫn tới tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa
  • Tình trạng gan yếu nổi mụn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Những nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
    • Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá gây tổn thương tế bào gan khiến gan không đủ khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Những chất này nếu không được gan chuyển hóa để thải ra ngoài thì có nguy cơ gây ngộ độc
    • Thường xuyên sử dụng các loại thức ăn hại gan như thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh có chứa nhiều chất có hại cho gan gồm chất bảo quản, hóa chất, chất tạo ngọt, chất tạo màu…
    • Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng, chứa nhiều muối, đường…những chất này làm tăng áp lực cho gan gây ra các bệnh lý như nóng gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.
    • Thói quen sinh hoạt chưa hợp lý: Do công việc áp lực cao nên bạn thường xuyên phải thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng có nguy cơ gây suy giảm chức năng gan
    • Ngoài ra nếu làm việc thường xuyên trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, tiếp xúc với hóa chất thì những chất này có thể thông qua đường hô hấp hay da vào cơ thể rồi qua gan và cũng dẫn đến tổn thương gan.

CosMedical Clinic – Thẩm mỹ CÔNG NGHỆ MỸ

Cơ sở 1: Lầu 11, 538 Cách Mạng Tháng 8, P.11, Q.3, TP. HCM

Cơ sở 2: 111 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Q.1, TP. HCM

Hotline: 0962 750 378

Website: CosMedicalClinic.com

Fanpage: https://www.facebook.com/CosMedicalClinicVN/

Mua sản phẩm tại:  phai lam gi khi het nuoc tay trang 6     phai lam gi khi het nuoc tay trang 5    phai lam gi khi het nuoc tay trang 7