Laser có những công dụng rất hữu ích, có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống, y học, chế tạo máy móc, … tạo nên cả một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau khi nó ra đời. Và từ năm 1964, laser đã bắt đầu được ứng dụng trong các trị liệu về da trên thế giới.
Mục Lục
Vậy Laser là gì?
Theo bản chất khoa học, laser chính là nguồn ánh sáng nhân tạo thu được nhờ sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ phát ra khi kích hoạt cao độ các phần tử của một môi trường vật chất tương ứng. Laser là ánh sáng có nhiều tính chất đặc biệt hơn hẳn ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo khác.
Bản chất của laser trong điều trị da thẩm mỹ
Khoa học nghiên cứu và cho thấy rằng bản chất của laser là gây ra những sự phá hủy làm tổn thương cho da bằng ánh sáng nhiệt học với tốc độ và công suất cực kì lớn mà mắt thường không thể nhìn thấy trực tiếp.
Vậy tổn thương da là gì? Các loại tổn thương?
Tổn thương da là hiện tượng các cấu trúc da bị tác động gây ra những sự thay đổi, biến đổi bệnh lý trên da. Các tổn thương đó có thể đến từ nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài cơ thể.
Có rất nhiều loại tổn thương khác nhau, nhưng dựa vào tính chất của tổn thương ta có thể chia làm 2 loại chính là tổn thương có hồi phục và tổn thương không hồi phục.
+ Tổn thương có hồi phục: là loại tác động có cố ý gây tổn thương để tạo ra những sự thay đổi, kích thích tế bào hoạt động, tái tạo, hồi sinh và phát triển.
+ Tổn thương không hồi phục: là loại tác động phá hoại sự sống của tế bào, làm chết các mô, không thể tiếp tục hoạt động được nữa.
Mối quan hệ giữa laser và các loại tổn thương?
Laser có thể gây nên những loại tổn thương cho da, bao gồm cả tổn thương có hồi phục và không hồi phục, tùy thuộc vào từng loại laser, mục địch ứng dụng, mức độ chiếu sáng và tay nghề của người sử dụng. Riêng đối với quá trình điều trị và chăm sóc da thì laser ứng dụng phải là loại gây ra những tổn thương có hồi phục, kích thích các tế bào sản sinh, giúp da nhanh chóng tái tạo và cải thiện hoạt động tốt hơn.
Một ví dụ điển hình liên quan đến khả năng tái tạo, phục hồi của laser chính là tác động sản sinh Collagen và Elastin trong cơ thể chúng ta.
Collagen và elastin đóng vai trò như một bộ khung chống đỡ bên dưới da, giúp làn da duy trì sự căng mịn, đàn hồi và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên. Đây là 2 chất quan trọng nhất trong việc làm lành vết thương và phục hồi da. Một trong số các chức năng ngạc nhiên khác của collagen và elastin là chúng có khả năng tự tổng hợp một cách dễ dàng. Và đó là lý do tại sao da chúng ta luôn lành lại nhanh chóng khi bị thương.
Mặc dù collagen và elastin có thể được cơ thể tổng hợp một cách dễ dàng nhưng theo tuổi tác, chúng sẽ bị suy yếu và giảm số lượng. Theo nghiên cứu thì kể từ năm 25 tuổi, mỗi năm làn da mất đi 1 – 1.5% lượng collagen và sự mất mát này tăng lên theo thời gian: năm 30 tuổi mất 15%, 40 tuổi mất 30% và đến 50 tuổi thì da mất đến 45% lượng collagen.
Chính vì vậy, để cải thiện hoạt động của collagen và elastin sau 25 tuổi, y học thẩm mỹ đã ứng dụng laser để tác động có hồi phục, tái tạo và tăng sinh hai loại protein này. Đây là một trong các phương pháp điều trị da, trẻ hóa da hiện đại nhất của thế giới hiện nay.
Đặc biệt hơn, không phải bất kì loại laser nào cũng có thể tác động tùy tiện lên cấu trúc da. Mà đó phải là những loại laser công nghệ cao hiện đại của các quốc gia tiên tiến và được nghiên cứu, chứng nhận an toàn bởi Cục Quản lý an toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới có thể tạo ra những loại laser gây tổn thương có hồi phục thật sự và đảm bảo tính an toàn tối đa cho làn da.
Ứng dụng của laser và tổn thương có hồi phục trong điều trị da thẩm mỹ
Trong thẩm mỹ sử dụng laser theo 2 hướng: giải phẫu thẩm mỹ và săn sóc thẩm mỹ (nội khoa thẩm mỹ). Được sử dụng phổ biến và hiệu quả cao như LASER CO2, ND- YAG, Erbium,Q-Nd, Fraxel, V-beam, Ruby, laser kết hợp CO2 – erbium/YAG, …
+ Trong giải phẩu thẩm mỹ
Laser nhiệt thường được sử dụng như một con dao mổ, phổ biến nhất là laser CO2, Argon và laser YAG với các công dụng điều trị: điều trị sẹo mụn trứng cá, sẹo lồi, sẹo phì đại; điều trị các u máu, các u sắc tố; đốt, tẩy các nốt ruồi, mụn thịt; tẩy tàn nhang, vết nám, bớt bẩm sinh; lột da mặt ở các mức độ khác nhau; tẩy lông và các vết thăm sắc tố sau phẩu thuật.
+ Trong săn sóc thẩm mỹ
Những ứng dụng của laser trong săn sóc thẩm mỹ dựa trên những hiệu ứng sinh học mà chủ yếu là hiệu ứng kích thích sinh học của laser khi chiếu vào tổ chức mô cơ thể người. Laser sử dụng trong săn sóc thẩm mỹ chủ yếu là laser lạnh, công suất thấp. Đặc biệt, laser được sử dụng ngày càng phổ biến trong kỹ thuật chăm sóc và trẻ hóa da
Các kỹ thuật trẻ hóa da thuộc 3 nhóm theo cơ thể khác nhau là:
– Cơ học (các dụng cụ mài da)
– Hóa học (dùng các loại hóa chất)
– Nhiệt (dùng các loại ánh sáng có năng lượng cao như laser). Hay còn gọi là phương pháp chăm sóc thẩm mỹ da bằng ánh sáng đang rất được tin dùng và ngày càng phổ biến trên thế giới.
Ngoài các công dụng trong giải phẩu thẩm mỹ, laser còn dùng để săn sóc da thuần túy với các kỹ thuật:
– Tẩy tế bào chết trên da
– Chiếu để kích thích các tế bào da phát triển và thay mới
– Kích thích tăng cường tuần hoàn dưới da để tăng nuôi dưỡng da và làm hồng hào da
– Kích thích tăng sinh, tái tạo collagen và mô đệm để da căng đầy và mềm mại
– Làm tăng độ đàn hồi của da để xóa các vết nhăn
– Chống lão hóa da
– Giữ gìn sắc diện tươi trẻ cho da
– Làm tan mỡ ở những vùng ứ đọng mỡ khơng mong muốn
– Làm săn chắc những bộ phận bị nhão, xệ
– Hồi phục và duy trì vóc dáng trẻ trung của cơ thể
—
CosMedical Clinic – Thẩm mỹ CÔNG NGHỆ MỸ
Cơ sở 1: Lầu 11, 538 Cách Mạng Tháng 8, P.11, Q.3, TP. HCM
Cơ sở 2: 111 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Q.1, TP. HCM
Hotline: 0962 750 378
Website: CosMedicalClinic.com